Leo núi Bà Đen có dễ không? ắt hẳn là câu hỏi của nhiều người có ý định chinh phục nó. Hôm nay Nguoichiase sẽ hướng dẫn bạn leo núi Bà Đen dễ nhất có thể.
Núi Bà Đen ở đâu?
Núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh cách Tp. HCM khoảng 110km. Quần thể Núi Bà trải rộng 24 km vuông, gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo, Núi Phụng, Núi Bà Đen. Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất (986m) được mệnh danh là " Nóc nhà của Nam Bộ" và quen thuộc với các Phượt thủ miền Nam với vẻ đẹp phong cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, chùa chiền nguy nga gắn với nhiều truyền thuyết là một điểm đến không thể bỏ qua của khách hành hương đến vùng đất phương nam.
Kinh nghiệm leo núi Bà Đen dễ nhất
Cách di chuyển tới núi Bà Đen từ Tp. HCM
Để chinh phục được núi Bà Đen bạn có thể lựa chọn nhiều cách di chuyển khác nhau tuỳ vào điều kiện và sở thích của bạn. Tuy nhiên để thuận tiện và tiết kiêm và nhiều trải nghiệm bạn nên di chuyển bằng xe bus hoặc phượt bằng xe máy.
– Đi bằng xe bus, chúng ta sẽ đi 2 chặng là Bến Thành (TP Hồ Chí Minh) đi Gò Dầu (Tây Ninh) và tuyến tiếp theo là từ Gò Dầu đi Long Hoa.
– Phượt núi Bà Đen bằng xe máy: Các bạn đi theo quốc lộ 22 theo hương đi Tây Ninh – tới huyền Gò Dầu – tới quốc lộ 22 rẽ thành hai nhánh là quốc lộ 22A đi Mộc Bài và quốc lộ 22B đi Tây Ninh – chạy theo quốc lộ 22B – tới thị xã Tây Ninh – đi thêm 5km là tới núi Bà Đen. – Ngoài cung đường trên các bạn có thể di chuyển theo lộ trình sau: Chạy theo quốc lộ 22 – ngã ba Trảng Bàng – rẽ trái đi Dương Minh Châu (cách di chuyển này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian)
Chinh phục núi Bà Đen
Để chinh phục núi Bà Đen các bạn có 3 cách di chuyển là: đi cáp treo, dùng máng trượt hoặc đi bộ leo núi.
Đi bằng cáp treo
Nếu bạn đi bằng cáp treo chỉ mất khoảng 20 phút. Hệ thống cáp treo ở núi Bà Đen dài 1,2km và cao 225m với 20 cột mốc. Từ cáp treo bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh tuyệt đẹp của núi Bà Đen nhìn từ trên cao xuống. Giá vé cho một lượt cáp treo là 80.000
2. Chinh phục núi Bà Đen bằng hệ thống máng trượt
Nếu như bạn chọn các chinh phục núi Bà Đen bằng hệ thống máng trượt cho cảm giác lạ rất đã và thú vị. Giá vé cho một lượt trượt máng là 80.000 đồng/người.
3. Chinh phục núi Bà Đen bằng đường bộ - Phượt núi Bà Đen
Đối với các bạn muốn chinh phục núi Bà Đen bằng chính đôi chân của mình thì có thể tham khảo 5 cung đường phổ biến mà dân phượt thường sử dụng như sau:
Đường Chùa: Màu vàng – Độ khó 1
Đường cột điện – Xanh dương đậm – Độ khó 2
Đường ống nước: Xanh dương nhạt – Độ khó 3
Đường Ma Thiên Lãnh: – Xanh lá cây – Độ khó 4
Đường Núi Phụng: – Màu hồng – Độ khó 5
Ngoài ra còn 2 cung đường được mở sau này nữa là đường Hồ Chí Minh và đường Đá Trắng, nhưng rất nguy hiểm, chỉ dành cho những bạn có sức khỏe tốt và có kinh nghiệm phượt dày dạn, và cần phải tìm hiểu kỹ càng trước khi đi, chúng ta sẽ trở lại với 2 cung đường này ở một bài viết kỹ càng hơn. Tuy vậy, mình vẫn sẽ giới thiệu sơ lược 2 cung đường này với các bạn nhưng khuyến khích các bạn nên tìm hiểu thêm nếu muốn đi bằng 2 đường này nhé.
Phượt đường chùa
Trước hết, các bạn cần chuẩn bị: giày bata và nước. Đường chùa là cung đường đơn giản và dễ dàng nhất để chinh phục núi Bà Đen, vì đây cũng là khu du lịch nên các bạn đi vào cổng chùa có sẵn lối đi lên không lo bị lạc. Cung đường này có trạm tiếp nước ở giữa đường nên các bạn không phải lo lắng.
2. Phượt đường cột điện:
Cách nhẹ nhàng và đơn giản để leo núi Bà Đen được mọi người lựa chọn là đường cột điện vì đường đi mát mẻ, không bị lạc, dốc cao đều..., bạn chỉ cần theo đường mòn đi theo đường dây điện, đếm đến tầm hơn 100 cột là đến nơi. Đi đường này mất từ 2-3 tiếng để lên đến đỉnh. Một số dụng cụ cần chuẩn bị: giày bata, nước uống, đồ ăn khô, áo dài tay và mũ, đồ dùng y tế. Đây là cung đường mà người dân đi rẫy và bộ đội thường đi, đường có bậc thang và lối đi nên có nhiều dấu vết. Tuy nhiên, có một vãi khu vực có ngã 3 dễ bị lạc, toàn bộ cung đường này không có bất kì hàng quán hay trạm tiếp nước nào nên các bạn cần chuẩn bị trước khi phượt.
Lưu ý khi phượt núi Bà Đen theo đường cột điện, khi đi tới cổng chào của khu du lịch rẽ tay trái, đi thêm 1 đoạn nữa rẽ tay trái là có quán nước. Khi đi theo đường nay các bạn sẽ thấy có đánh dấu sô thứ tự trên cột điện, khi đi tới cột điện số 55 các bạn sẽ thây có 1 vũng nước và dòng chảy của suối có thể dừng chân và nghỉ ngơi tại đây.
3. Phượt đường ống nước:
Chuẩn bị: giày bata, găng tay leo núi, nước, đồ ăn và vật dụng y tế, người dẫn đường. Các bạn nên đi theo đường chùa, sau khi tới chùa hỏi đường đi ống nước. Nếu đi đường này cần có người chỉ dường vì rất dễ bị lạc và phải đu ống nước 1 đoạn nên khá nguy hiểm, tuy nhiên bạn sẽ được tắm suối.
4. Phượt đường Ma Thiên Lãnh:
Chuẩn bị: Giày bata + găng tay leo núi, balo có đai trợ lực. Nước uống, đồ ăn chính, 1 chai khoáng muối hoặc trà đường hoặc gluco. Vật dụng y tế cá nhân, dao, lửa, quần áo dài tay, võng, áo mưa, đèn pin. Kinh nghiệm di chuyển tới núi Bà Đen bằng cung đường Ma Thiên Lãnh, theo cung đường này rất khó khăn nhưng thú vị các bạn sẽ được trải nghiệm với đúng bản chất của chuyến đi phượt, đường không có lối mòn. Do đó, khi di chuyển bằng cung đường này các bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi đi hoặc thuê một người dẫn đường nhé.
4. Phượt đường Núi Phụng và Hồ Chí Minh
Chuẩn bị: Giày bata + găng tay leo núi, balo có đai trợ lực. Nước uống, đồ ăn chính, 1 chai khoáng muối hoặc trà đường hoặc gluco. Vật dụng y tế cá nhân, dao, lửa, quần áo dài tay, võng, áo mưa, đèn pin. Đây là 2 cung đường mới mở, có đường đi giống với Ma Thiên Lãnh nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều. Vì vậy, nếu di chuyển theo cung đường này cần nhiều người đi có người dẫn đường càng tốt. Các bạn sẽ phải leo qua 1 đỉnh núi Phụng nên đường đi khá dài, các bạn phải đi trong 2 ngày để chinh phục được ngọn núi này.
5. Phượt đường Đá Trắng
Chuẩn bị: Giày bata + găng tay leo núi, balo có đai trợ lực. Nước uống, đồ ăn chính, 1 chai khoáng muối hoặc trà đường hoặc gluco. Vật dụng y tế cá nhân, dao, lửa, quần áo dài tay, võng, áo mưa, đèn pin… Cung đường này có tầm nhìn đẹp nhất trong 7 cung đường, tuy nhiên đường đi cực nguy hiểm. Nếu di chuyển theo cung đường này các bạn sẽ gặp nhiều tảng đá lớn và nắng của Tây Ninh, ngoài ra, các bạn phải leo dốc 700m. Vì vậy, khi đi bằng cung đường này các bạn phải chuẩn bị kĩ lưỡng, đặc biệt là tìm hiểu về cung đường.
Leo núi Bà Đen thăm quan những đâu
Nên đi những đâu khi phượt núi Bà Đen?
Chùa: Chúng ta có thể tham quan các ngôi chùa nổi tiếng ở khu du lịch Bà Đen như: Chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang…
Hang động: Các hang động không thể bỏ qua khi leo núi Bà Đen nư Động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà… Bên cạnh tham quan núi Bà Đen, các bạn cũng có thể kết hợp tham quan các điểm gần đó như tòa thánh Tây Ninh (đạo Cao Đài), hồ Dầu Tiếng, tham quan mua sắm tại chợ Long Hoa…
Một số bức ảnh khi leo Núi Bà Đen
Một số lưu ý và kinh nghiệm không thể bỏ qua khi Leo núi Bà Đen
Chia sẻ thêm một số kinh nghiệm thực tế khi leo núi Bà Đen mới nhất từ chàng trai mê phượt Lê Xuân Cường.
- Vì lượng du khách quá lớn, nhiều thành phần nên từ lâu núi Bà Đen còn được gọi là "bãi rác", rác từ chai nước, bao nilon bỏ bánh kẹo... đến vỉ nướng của các nhóm bạn trẻ đi cắm trại để lại. Cứ đến mỗi tối thứ bảy, có khoảng 1-200 người cắm trại trên đỉnh núi, và sau khi ra về sáng hôm sau thì "bãi rác" ấy là nhiều thêm một chút. Gần đây, khi ý thức được nâng lên, nhiều phong trào "dọn rác" của các nhóm Phượt và bạn trẻ yêu môi trường diễn ra trên Bà Đen góp phần cho Bà Đen sạch sẽ hơn, gọn gàng hơn rất nhiều.
- Nếu bạn có ý định leo núi Bà Đen, có lẽ trước hết bạn hãy tập cho mình thói quen yêu quý môi trường, tự ý thức việc đem xuống núi những loại rác không thể phân hủy như bao nilon, chai nhựa... mà bạn mang lên núi là để bảo vệ môi trường và gìn giữ ngọn núi đẹp này.
- Cách nhẹ nhàng và đơn giản để leo Bà Đen được mọi người lựa chọn là đường cột điện vì đường đi mát mẻ, không bị lạc, dốc cao đều..., bạn chỉ cần theo đường mòn đi theo đường dây điện, đếm đến tầm hơn 100 cột là đến nơi. Đi đường này mất từ 2-3 tiếng để lên đến đỉnh.
- Từ Sài Gòn chạy dọc quốc lộ 22 về hướng Củ Chi, rẽ qua tỉnh lộ 782 rồi 784, đến đường Bời Lời thì rẽ trái trước khi vào cổng khu du lịch Núi Bà Đen. Bạn cũng có thể dò trên bản đồ tọa độ 11.363634 106.166454 - đây là quán nước Cô Năm, điểm đến quen thuộc của dân leo núi Bà Đen vì vừa có thể gửi xe, uống nước và có võng để nghỉ ngơi. Vì leo núi Bà Đen có người leo sáng, nhưng cũng có những người leo đêm (đây là trải nghiệm cực kỳ thú vị), nên nếu bạn đến khuya, cứ gọi cửa, sẽ có người mở cửa giữ xe cho bạn.
- Từ quán cô Năm, đi men bờ tường đối diện về hướng núi sẽ gặp cột điện đầu tiên. Đây là đoạn dễ lạc nhất của đường này vì đang đi qua rẫy của người dân ở đây. Từ đoạn này bạn chú ý đi theo các vết mũi tên được sơn trên đá. Vừa đi vừa để ý dây điện chạy dọc trên đầu hoặc một bên. Sau 30p đầu tiên thì chỉ còn một con đường mòn duy nhất để lên đỉnh thôi, vừa đi vừa đếm cột để thấy khoảng cánh lên đỉnh đang nhỏ dần...!
- Thật ra việc leo núi Bà Đen không quá tốn sức nhưng cũng không thể chủ quan. 30 phút đầu tiên của một hành trình leo núi bao giờ cũng dễ gây mất tinh thần nhất nếu chưa có đi nhiều hoặc không có thói quen vận động.
- Mình từng gặp vài trường hợp các bạn nữ chung đoàn đến điểm này là mặt tái mét, thở dốc và không muốn đi tiếp... Lúc này tiếp thêm 1 chút nước, mang đồ phụ và động viên tinh thần nhau là cách mà các bạn đó có thể cùng lên đỉnh được với đoàn, thậm chí có nhiều đoạn những bạn này lại là những người luôn dẫn đầu đoàn.
- Dọc đường cột điện leo Bà Đen sẽ có một khe nước nhỏ ở bãi đá cột điện số 55, đây là điểm dừng chân lý tưởng vì nằm ở 1/2 đường đi, mọi người có thể lấy thêm nước và rửa mặt, nghỉ ngơi. Cảm giác sẽ hồi phục lại sức khỏe và cực kỳ sảng khoái.
- Càng leo lên cao sẽ càng thấy sự thay đổi của các loại cây, nếu dưới chân núi là xoài, điều thì càng lên cao sẽ là tre trúc, lên đỉnh thì chỉ chủ yếu là lau, cỏ bụi... Đồng thời bạn sẽ có cảm giác đi từ phía dưới mây, ngang tầng mây và vượt qua cả những đám mây. Đó là 1 cảm giác rất tuyệt vời.
- Men theo cột điện, khi nào bạn thấy được 2 cột đá và hàng rào kẽm gai thì đó là đỉnh núi, điểm cao nhất thì ở trong khu vực của bộ đội rồi. Bạn có thể cắm trại ở khu vực này hoặc di chuyển theo đường mòn ven bờ rào vòng ra hướng đông. Khu vực này thì thường sẽ đông hơn nhưng cũng có nhiều view hơn vì có thể nhìn được hồ Dầu Tiếng từ trên cao, là hướng đón bình minh và nếu may mắn có thể gặp được cả biển mây. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực thường đông đúc nên sẽ có rất nhiều rác và các nhóm khác cắm trại nên sẽ ồn ào rất nhiều.
- Leo Bà Đen, cắm trại nướng đồ trên đỉnh núi là một trải nghiệm cực kỳ thú vị cho 2 ngày cuối tuần. Do đó, nếu bạn có ý định "đổi gió" thì có thể đến đây, nhưng nên nhớ hãy chuẩn bị cho mình một thể lực tốt, và một ý thức thật cao nhé. Chúc các bạn có một chuyến leo núi thành công.
Nơi lưu trú và ăn uống khi leo núi Bà Đen
Ở đâu khi phượt núi Bà Đen an toàn? Các bạn có thể thuê khách sạn, nhà nghỉ ở Tây Ninh, nếu lưu trú ở khu vực núi Bà các bạn thuê nhà nghỉ ở dưới chân núi hoặc thuê nhà nghỉ gần khu vực điện Bà. Các bạn cũng có thể đặt phòng khách sạn giá rẻ và dịch vụ tốt ở Tây Ninh để tiện đi lại, thưởng thức ẩm thực nơi đây.
Ăn uống ở núi Bà Đen: Ở dưới chân núi Bà Đen có một số quán cơm phục vụ, nếu các bạn lưu trú trên núi qua đêm nên mang theo thức ăn sẵn.
Lịch trình leo núi Bà Đen, Phượt núi Bà Đen 3 ngày
Dướ đây là lịch trình tham khảo cho bạn leo núi Bà Đen, tuỳ vào điều kiện thời gian hay cách bạn leo núi khác nhau để có lộ trình hợp lý nhé.
Ngày thứ nhất:- Tập trung tại công viên BigC Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
- Đi theo hướng quốc lộ 22 theo hướng núi Bà Đen
- Khi tới núi Bà Đen nghỉ ngơi và ăn uống
Ngày thứ 2:- Ngủ dậy ăn sáng. Sau đó, chuẩn bị đồ để leo núi
- Sau đó ngắm cảnh và vui chơi trên núi
- Đi ngủ hoặc làm việc cá nhân
Ngày thứ 3:- Thức dậy vệ sinh cá nhân và ăn sáng
- Ngắm cảnh và chụp ảnh từ đỉnh núi
- Thu dọn đồ đạc chuẩn bị xuống núi theo đường ống nước (dự kiến khoảng 3,5 giờ đồng hồ)
- Cuối cùng nghỉ ngơi và chuẩn bị đồ về điểm xuất phát.
- Nếu bạn là người yêu thích phượt có thể tham khảo một số
- Đi theo hướng quốc lộ 22 theo hướng núi Bà Đen
- Khi tới núi Bà Đen nghỉ ngơi và ăn uống
Ngày thứ 2:- Ngủ dậy ăn sáng. Sau đó, chuẩn bị đồ để leo núi
- Sau đó ngắm cảnh và vui chơi trên núi
- Đi ngủ hoặc làm việc cá nhân
Ngày thứ 3:- Thức dậy vệ sinh cá nhân và ăn sáng
- Ngắm cảnh và chụp ảnh từ đỉnh núi
- Thu dọn đồ đạc chuẩn bị xuống núi theo đường ống nước (dự kiến khoảng 3,5 giờ đồng hồ)
- Cuối cùng nghỉ ngơi và chuẩn bị đồ về điểm xuất phát.
- Nếu bạn là người yêu thích phượt có thể tham khảo một số
Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm leo núi Bà Đen an toàn để các bạn có thể tham khảo cho chuyến phượt núi Bà Đen sắp tới cùng gia đình và bạn bè. Chúc các bạn sẽ có một chuyến leo núi Bà Đen đáng nhớ nhé. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết kinh nghiệm phượt tại Nguoichiase, nếu thấy hữu ích đừng ngại chia sẻ và +1 like chúng tôi nhé.
Tham khảo thêm:
- Treking núi chúa
- Hướng dẫn Trekking Tà Năng - Phan Dũng - Cung đường đẹp nhất Việt Nam
- Phượt Bình Liêu - Cột Mốc Thiên Đường
- Phượt Mộc Châu - Cao Nguyên Xanh
- Phượt Tà Xùa - Thiên Đường Mây
- Treking núi chúa
- Hướng dẫn Trekking Tà Năng - Phan Dũng - Cung đường đẹp nhất Việt Nam
- Phượt Bình Liêu - Cột Mốc Thiên Đường
- Phượt Mộc Châu - Cao Nguyên Xanh
- Phượt Tà Xùa - Thiên Đường Mây
Tuỳ Phong/ Tổng Hợp
>